Thứ bảy, 20/04/2024 - 18:47|
Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Đề CLB Hóa học số 2 -Năm 2016-2017

Ngày đăng: 21/11/2016 192 lượt xem
Mô tả:
ĐỀ CÂU LẠC BỘ HÓA HỌC SỐ 2 (2016-2017)   Ghi chú. Các em nộp bài cho trực tiếp cho thầy cô giảng dạy hóa lớp mình. Hạn cuôi nộp bài là 26/11/2016.   KHỐI LỚP 10 Câu 1: Các em biết rằng để tìm hiểu một nguyên tố nào đó người ta thường tìm đến bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Vậy tại sao người ta không gọi nó là danh sách các nguyên tố hóa học mà là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ?   Câu 2: Bảng tuần hoàn chứa những quy luật biến đổi nào ? ( Giới hạn trong chương trình đang học )   Câu 3: Có những dạng bài tập nào khi học chương “bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” ? Mỗi dạng cho ví dụ minh họa ?   KHỐI LỚP 11 Phần I. Câu hỏi ứng dụng giải thích hiện tượng thực tế Câu 1: Ca dao Việt Nam có câu: “Lúa chiêm lấp ló ngoài bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Mang ý nghĩa hóa học gì ? Câu  2:Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi ? Câu 3: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ? Câu 4: Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống. Vậy thuốc chuột là gì ? Cái gì đã làm chuột chết ? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống nó chết mau hơn hay lâu hơn ? Câu 5: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ? Phần II. Bài toán Câu 6 : Hòa tan hoàn toàn hốn hợp chứa 2,7gam Al và 0,48gam Mg vào  dung dịch chứa    420ml dung dịch HNO3 1M (phản ứng vừa đủ). Sau khi phản ứng xảy ra thu được  dung dịch A  và V lít  hỗn hợp khí  B chứa N2O và N2 có tỉ lệ mol là 1:2 (đktc). Cô cạn cẩn thận  dung dich A thu được m gam muối khan. Tính mvà V?   KHỐI LỚP 12 Phần 1(3đ): Tìm hiểu hóa học xung quanh ta.             Hãy giải thích ngắn gọn các câu hỏi sau: Câu 1(1đ): Vì sao dùng phèn chua để làm trong nước đục? Câu 2(1đ):Vì sao đáy của 1 số  ấm đun nước lâu ngày có lớp cặn? Câu 3(1đ):Vì sao sau cơn mưa giông không khí lại trong lành hơn? Phần 2(7 đ): Giải toán hóa học Câu 1(3,5 đ): X là một tetrapeptit cấu tạo từ aminoaxit A, trong phân tử A có 1 nhóm (-NH2), 1 nhóm (-COOH), no, mạch hở.Trong A oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 28,35gam tripeptit, 79,2gam đipeptit và 101,25gam A. Tính m?             Câu 2(3,5 đ): X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận dung dịch D thu được 23,745 gam chất rắn khan. Tính  m ?    
Nguồn: thpt-leloi-quangtri.edu.vn